Trang chủ/Hỏi Đáp Thẩm Mỹ Mắt/Các bệnh về mắt phổ biến hiện nay – Thẩm mỹ Hà Thanh

Các bệnh về mắt phổ biến hiện nay – Thẩm mỹ Hà Thanh

Đôi mắt chính là bộ phận nhạy cảm nhất của con người, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý, mắt rất dễ gặp phải một số bệnh. Hơn thế nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị điện tử và ô nhiễm môi trường lại càng khiến các bệnh về mắt gia tăng. Sau đây hãy cũng thammyhathanh tìm hiểu xem đâu là những bệnh mà mắt thường gặp phải nhất.

10. Viêm loét giác mạc

viem-loet-giac-mac

Giác mạc là  lớp mô phỏng trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy.

Viêm loét giác mạc là khi giác mạc bị trầy hoặc nhiễm trùng. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, thủng nhãn cầu, thậm chí nặng nhất là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.

9. Lẹo mắt

leo-mat

Lẹo mắt là một nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo mắt khi xuất hiện sẽ khiến mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa và. Tiếp đó ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo đau khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng hoặc cảm giác cộm như có bụi trong mắt.

Các dạng lẹo mắt:

-        Lẹo bên ngoài: Thường mọc ở mí mắt trên, sưng đỏ cỡ hạt gạo.

-        Lẹo bên trong: Nằm ở mắt trong của mí mắt, muốn thấy phải lật mí mắt trong ra, một số trường hợp lẹo bên trong thường mưng mủ.

-        Đa lẹo: Là lẹo ở cả trong và ngoài mí mắt, thậm chí còn mọc ở cả hai mắt.

Nguyên nhân gây lẹo là do sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vào các tuyến lông mi gây viêm. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 2 hoặc 3 tuần nếu biết giữ gìn vệ sinh đúng cách. Đối với trường hợp lẹo sưng đau, chảy máu, mưng mủ,… hãy đến những phòng khám mắt tốt để khám và tư vấn điều trị.

8. Giác mạc hình chóp

giac-mac-hinh-chop-1

Mắt thường và mắt bị giác mạc hình chóp

Giác mạc hình chóp là bệnh về mắt làm cho giác mạc phần phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng. Người bị giác mạc hình chóp thường có thị lực yếu, dễ bị nhầm với loạn thị, nhược thị.

Giác mạc là bộ phận mỏng, trong suốt, nằm phía trước nhãn cầu. Bình thường, chúng ta có thể nhìn rõ là do giác mạc trong suốt cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại vi. Ở người có bệnh lý giác mạc hình chóp, phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc sẽ bị giãn phình ra và tiêu mỏng.

Nguyên nhân gây ra giác mạc hình nón (hay còn gọi là bệnh Keratoconus) có thể là do một số yếu tố như: Tuổi tác, di truyền, thói quen sinh hoạt, môi trường, nội tiết tố,…

7. Viêm màng bồ đào

viem-mang-bo-dao

Màng bồ đào là  một phần  trong cấu tạo của mắt, bao gồm 3 thành phần chính là mống mắt nằm phía trước, thể mi mắt nằm ở giữa và màng mạch (hắc mạc) nằm trong cùng.Viêm màng bồ đào là bệnh lý viêm nhiễm một trong ba vị trí trên do một nguyên nhân nào đó. Bệnh có thể lây lan và gây tổn thương mắt rất nhanh và do đó cần được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Người bị viêm màng bồ đào thường có các triệu chứng như: mắt hơi đỏ, nhìn ra nắng bị chói, đau hoặc viêm sâu bên trong. Những triệu chứng trên có thể lặp đi lặp lại, không rõ ràng, vì thế nếu thấy mắt có dấu hiệu bất thường ngay lập tức phải đến khám tại các phòng khám gần nhất.

6. Tăng nhãn áp

tang-nhan-ap1_800x534

Bệnh tăng nhãn áp glocom (thiên đầu thống) là thuật ngũ dùng để chỉ một loại bệnh về mắt  của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, biểu hiện đặc trưng bởi tổn hại thị trường, lõm teo đĩa thị và liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Glocom được chia thành 2 loại là: Glocom nguyên phát và glocom thứ phát

Chứng tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mù vĩnh viễn. Nguyên nhân chính của tăng nhãn áp là do sự gia tăng áp lực của chất lỏng có trong mắt. Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà ít có triệu chứng báo trước. Vì thế nên thường xuyên đi kiểm tra mắt định kì để phát hiện và điều trị sớm nhất.

5. Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc)

dau-mat-do

Bệnh đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là tình trạng xảy ra viêm ở lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mi. Bệnh gây đau, sưng, ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt, có thể giảm thị lực,… Bệnh dễ lây lan, đặc biệt là vào mùa hè, có thể bùng phát thành ổ dịch lớn trong thời gian ngắn.

Đau mắt đỏ là bệnh do virus Adeno gây ra. Virus có thể tồn tại trên bề mặt các đồ dùng, dụng cụ nên rất dễ lây nhiễm, nhất là với những người trong cùng gia đình, người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh.

4. Đục thủy tinh thể

dụcthủytinhthể-1_800x512

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (hay còn gọi là lòng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc  giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

Bệnh đục thủy tinh thể có 2 nguyên nhân là do nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt, ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc. Do đó người mắc đục thủy tinh thể sẽ bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

3. Thoái hóa điểm vàng

thoai-hoa-diem-vang-1

Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD) là sự thoái hóa các tế bào điểm vàng, làm mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác làm thị giác giảm, hình ảnh nhìn thấy bị mờ, méo mó, biến dạng. Thoái hóa điểm vàng không gây mù hoàn toàn, tầm nhìn xung quanh của người bệnh vẫn bình thường nhưng làm khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc, sự tương phản lại bị suy yếu nghiêm trọng. Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thị.

Thoái hóa điểm vàng không có triệu chứng, do đó khi đã phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng. Vì thế để tránh nguy cơ mất thị lực, bạn nên đến khám định kỳ tại các bệnh viện, phòng khám mắt uy tín.

2. Tật khúc xạ

tat-khuc-xa

Tật khúc xạ là hiện tượng rối loạn rất phổ biến trong thời đại ngày nay, xảy ra khi mắt không thể nhìn rõ ràng hình ảnh, sự vật xung quanh và là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực. Các tật khúc xạ thường gặp phải là:

-        Cận thị: Mắt không nhìn rõ các vật ở xa

-        Viễn thị: Mắt không nhìn rõ các vật ở gần

-        Loạn thị: Hình ảnh nhìn được bị mờ hoặc méo mó

1. Dị ứng mắt

di-ung-mat

Dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng và xảy ra khi mắt phản ứng với chất kích thích. Những chất này gọi là dị nguyên. Khi cơ thể phản ứng với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng mắt.

Hệ thống miễn dịch luôn làm việc để bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể chống lại các yếu tố có hại từ bên ngoài như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, hệ thống này phản ứng sai lệch cũng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch với những chất được cho là nguy hiểm. Đó chính là hiện tượng dị ứng mắt.

Hệ thống miễn dịch tạo ra các chất chống lại dị nguyên, các chất này vô hại với cơ thể nhưng lại dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mắt, đỏ và chảy nước mắt.

Dị ứng là căn bệnh về mắt phổ biến nhất. Để điều trị được dị ứng ở mắt cần xác định rõ nguyên nhân. Vì thế nếu bạn có triệu chứng đỏ, ngứa mắt kéo dài hãy đến ngay đi khám và điều trị sớm nhất có thể.

Xem thêm: Bấm mí mắt Hàn Quốc

                        Cắt mí mắt Hàn Quốc

 

Thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh

Địa chỉ: 75 – Vũ Ngọc Phan – Đống Đa – Hà Nội

SĐT: 0986.222.811 – 0986.222.911

Website: nhanmimaththanh.com

 

 

 

 

 

 
 

Leave a Comment

0986.222.811 - 0986.222.911